Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

VỀ VỚI BA VÌ

Về Với Ba Vị
Từ Hà Nội Theo Đường 32 theo xe bít 70 với quãng đường 75 Km Đi trong vòng 1h30phút là Tới Điểm Cuối Ba Vì ,đây cầu Trung Hà ,
Bên kia sông nhìn xa xa là dãy núi Nghĩa Lĩnh với chín ngọn núi, trong đó tám ngọn núi châu về phía đỉnh và một ngọn ngoảnh mặt đi, là nơi vua Hùng Vương làm kinh đô dựng nước.
Nhìn về hướng đông là núi Ba Vì hay còn gọi là núi Tản Viên. Tản Viên trên núi dưới là sông Đà uốn khúc. Cảnh sắc thơ mộng yên bình trong tiết trời xuân khiến đây chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh nơi hạ giới... thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu- một nhà thơ nổi danh của thời kỳ Thơ mới đã sinh ra ở đay ông lấy đó làm biệt danh cho mình: Tản Đà. Ông đã có bao vần thơ tuyệt bút viết về chốn quê này...
Sóng gợn sông Đà con cá nhảy
Mây trùm non Tản cái diều bay
Theo sách “Bắc – Thành Địa dư chí” của Lê Đại Cương (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tháng 2/2012): “ Núi Ba Vì ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả một vùng, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có sông Đà chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”. Tại Đền Và thờ Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) có đôi câu đối:
Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không
Hạo khí quan mang vạn cổ tồn
Có nghĩa là:
Dáng hình sừng sừng ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.
Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh mạng thứ 17 (1836) đúc “ Cửu Đỉnh” biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của nhà nguyễn. Minh Mạng cho chạm hình núi Tản Viên vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg)
Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt, trong sách “ Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết : “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”.
Nhất cao là núi Ba Vì, Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý.
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Theo sách này, để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước Việt. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt.
Nhắc đến Tản Viên, bất cứ ai là người dân Việt đều không thể quên câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh kể về cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để giành lấy công chúa Mị Nương. Câu chuyện tôn vinh sự mưu trí, tài giỏi của thần Sơn Tinh trong việc trị thủy- một sự nghiệp gian nan của cha ông ta trong quá trình dựng nước...
Tản Viên Sơn Thánh còn gọi là Sơn Tinh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh mẫu Liễu Hạnh.). Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản (đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh), thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.
Bước vào nhà nước Văn Lang thời cổ đại, Tản Viên trở thành vị anh hùng truyền thuyết của cả cộng đồng quốc gia dân tộc. Lúc đầu thần được người Mường ở làng Cổ Pháp chân núi Ba Vì lập đền thờ. Rồi các làng vùng Mường ở Hà Tây, Phú Thọ lan rộng ra các làng người Kinh ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ đã có rất nhiều làng thờ thần Tản Viên cùng với thờ Cao Sơn, Quý, Nơi Đây Là mảnh đật địa Linh Nhân Kiệt nơi thổi hồn dân tộc bay bổng Cung vơi Nhân Loại. 

Không có nhận xét nào: