Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Mỹ mất thế độc tôn

Mỹ mất dần vị thế độc tôn
Trong bài viết “Châu Âu, Anh và Mỹ đang dần đánh mất ngôi vị đầu thế giới”, tác giả người Anh Freddy Gray - Phó Tổng biên tập Tuần san “The Spectator” đã đặt vấn đề: “Ai sẽ trở thành cảnh sát thế giới trong thế kỷ 21?”, đồng thời đưa ra những phân tích khá sâu sắc.
Theo Freddy Gray, vai trò lãnh đạo thế giới đã được Washington thử nghiệm nhưng kết quả khiến nhiều người Mỹ không bằng lòng.
Minh chứng là cỗ máy chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người đã hao tổn không biết bao nhiêu người và của vào các cuộc chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên, Afghanistan, Iraq nhưng không thu được thắng lợi nào.
Gần đây nhất là hành động can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Libya hay ngấm ngầm can dự vào cuộc nội chiến ở Syria đều vào năm 2011, là những tai nạn do chính Washington tự gây ra cho mình.
Theo đánh giá của chuyên viên nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách an ninh, đối ngoại của Mỹ Andrew Bacevich, “đại chiến Trung Đông” là một minh chứng để cả thế giới thừa nhận rằng, uy thế của một siêu cường thế giới đang bước vào quá trình suy sụp.
Nhà sử học người Mỹ nhấn mạnh rằng, Washington muốn quảng bá mô hình “Tự do, Dân chủ” kiểu Mỹ trên toàn thế giới, mang lại sự giàu có và bảo đảm an ninh cho dân chúng Hoa Kỳ, nhưng kết quả lại tự làm cho mình dần dần yếu đi.
Thời đại mà Mỹ chiếm địa vị độc tôn thế giới thế giới đang đi vào hồi kết, “kỷ nguyên đơn cực” sau chiến tranh lạnh sẽ nhanh chóng qua đi. Ưu thế địa vị siêu cường của Mỹ đang dần chấm dứt, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21.
Một trật tự thế giới mới có thể gọi là “hậu đơn cực” đã xuất hiện. Tuy chưa thể xác định là thế giới sẽ đi vào trật tự đa cực nhưng trong trật tự mới này, mọi việc đều sẽ thay đổi.
Chuyen gia Anh: Ky nguyen thong tri cua My da cao chung
Mỹ đang đánh mất vị thế trong khi Nga và Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Obama áp dụng sách lược “lãnh đạo hậu trường” khiến cho phe phái bảo thủ mới phải lo lắng, khó chịu. Tuy nhiên, Obama vẫn thực sự mong muốn là nước Mỹ vẫn giữ được vị thế đã từng có của mình trên thế giới, song thái độ thì tỏ ra hoài nghi và do dự.
Nga-Trung trỗi dậy, trong khi EU đang suy yếu
Trung Quốc, một nước lớn mới trỗi dậy mà tham vọng quốc tế còn tiềm ẩn theo sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Còn với Nga, chúng ta thường cho rằng nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này đã lỗi thời và Moscow đang đánh mất vị thế của mình, nhưng Điện Kremlin lại đang khiến cho các cường quốc trên thế giới phải gánh chịu thất bại trong thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Do Nga sở hữu công nghệ và thiết bị, máy móc thông tin mũi nhọn hàng đầu thế giới, cùng với một số mối quan hệ chiến lược nên sức mạnh mềm của Điện Kremlin hiện tại đã đạt đỉnh cao nhất trong 30 năm qua.
Một biểu hiện rõ nét cho thấy Liên minh châu Âu chưa hề cải thiện được quá trình suy thoái của mình, khi mà khoản nợ kếch xù đang khiến cho EU gặp phải những khó khăn rất lớn, gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho tình hình chính trị của họ.
Các chính đảng theo chủ nghĩa dân túy (chủ nghĩa đại chúng), chống đối sự liên kết của châu Âu đang phát triển rất mạnh. Ngày 23 tháng 6, việc người Anh bỏ phiếu biểu quyết nhất trí rời khỏi EU đã gây sốc cả thế giới và gióng lên hồi chuông báo động đối với sự suy thoái của tổ chức này.

Không có nhận xét nào: