Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

MỸ

MỸ Bàn cờ thế giới, Mỹ bị gạt sang một bên (Quan hệ quốc tế) - The Washington post ngày 26/12 có bài bình luận về những thất bại của Mỹ trên trường quốc tế, nhất là trong ván cờ Syria.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Mỹ đang đánh mất vai trò thủ lĩnh toàn cầu

Mỹ đang đánh mất vai trò thủ lĩnh toàn cầu
Hiện nay, không ai còn có thể tin chắc 100% về cái gọi là “Hoa Kỳ là bá chủ thế giới”, sau sự nổi lên của Trung Quốc và sự hồi phục của một siêu cường: Liên bang Nga đã không còn là một đất nước yếu nhược như những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.

Mỹ đang đánh mất vai trò thủ lĩnh toàn cầu

Mỹ đang đánh mất vai trò thủ lĩnh toàn cầu
Theo khảo sát của chương trình Sputnik Mneniya, đa số người Đức (69%), người Pháp (55%) và người Italia (51%) cho rằng, Mỹ không đã đảm đương được vai trò thủ lĩnh toàn cầu, dù đã trở thành siêu cường duy nhất tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Đây là kết quả cuộc khảo sát được Hãng điều tra xã hội học IFOP của Pháp tiến hành tại Pháp, Đức và Italia vào tháng 7 năm 2016, theo đề nghị của Hãng truyền thông và phát thanh Nga Sputnik.
Cuộc điều tra do công ty IFOP chuyên thực hiện thăm dò dư luận với sự tham gia của ​​3.006 người ở độ tuổi trên 18 tuổi từ Pháp, Đức và Italia, với đầy đủ mọi thành phần xã hội, giới tính, độ tuổi và địa lý. Sai số tối đa của dữ liệu là +/- 3,1% với độ tin cậy 95%.
Với câu hỏi "Liệu Mỹ có đảm đương được vai trò thủ lĩnh toàn cầu sau sự sụp đổ của Liên Xô", chỉ có 24% người Đức, 35% người Pháp và 42% người Ý cho rằng "Có", trong khi đó, có 10% người Pháp, 7% người Đức và người Ý băn khoăn không trả lời được câu hỏi này.
Bình luận về kết quả này, ông Diether Dehm, nghị sĩ Quốc hội Đức từ đảng Cánh tả đã khẳng định rằng, suốt trong chặng dài 25 năm là cường quốc thế giới độc nhất, Hoa Kỳ đã không đảm đương nổi vai trò lãnh đạo thế giới của mình sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Bình luận về thái độ phê phán của 69% người Đức đối với Hoa Kỳ, ông Dehm cho biết, trong vài chục năm qua, hầu như cả đời ông đã chiến đấu chống tư tưởng của Mỹ, chống lại vai trò sen đầm quốc tế, chống lại vai trò thủ lĩnh thế giới của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.
Phuong Tay thua nhan My mat the thu linh toan cau
Mỹ đã đạt địa vị thống trị thế giới sau khi Liên bang Xô viết tan rã
Là Chủ tịch Hội học sinh cảm tình với chủ nghĩa xã hội ở lứa tuổi 17, ông Diether Dehm từng đăng đàn phát biểu trong cuộc mit-tinh tại Frankfurt để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông đã cùng người bạn Rudi Dutschke đột nhập Lãnh sự quán Mỹ và treo lên đó lá cờ của Việt Nam.
Về kết quả khảo sát cho rằng, siêu cường độc tôn Hoa Kỳ đã không hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình, không mang lại sự ổn định cho thế giới. Đây là thực tế mà nhiều người ở Đức đã nhìn thấy.
"Nếu nhân loại hiện nay đang dần thức tỉnh và hiểu ra rằng những chiến dịch nước ngoài của Mỹ chỉ dẫn đến gây mất ổn định trên thế giới và làm thủng túi những công dân bình thường, thì chúng ta đã đạt được nhiều sự hiểu biết" - nghị sĩ Đức Diether Dehm khái quát.
Do đó, ông đã khẳng định rằng, chỉ có sự hợp tác tập thể của Hoa Kỳ, Nga và Liên minh châu Âu mới là biện pháp duy nhất giúp cộng đồng quốc tế đánh bại tổ chức khủng bố quốc tế Nhà nước Hồi giáo.
Nguyên nhân khiến Mỹ mất vị thế độc tôn
Bình luận về kết quả cuộc khảo sát, ông Pere Ortega, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giải quyết các xung đột quốc tế (Centro de Estudios Delàs por la Paz) của Tây Ban Nha, đã phát biểu rằng, Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường độc tôn đã không mang lại sự ổn định cho thế giới.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 1991, “Hiệp ước Belovezh” đã được các lãnh đạo Belarus, Liên bang Nga và Ukraine ký ở Viskuli (trụ sở của chính phủ Belarus ở rừng Belovezh), chính thức xác nhận sự tan rã của Liên bang Xô viết và thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập” (SNG).
Chuyên gia của Tạp chí Mỹ The American Conservative là ông Patrick Buchanan đã từng cho rằng, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống George Bush cha (1989-1993), nhưng hiện nay tình hình đã hoàn toàn khác.
Sau vết xe đổ của Liên Xô, Hoa Kỳ đã nhanh chóng đánh mất sức mạnh, thậm chí là trong một môi trường hòa bình và không bị thất bại chiến tranh. “Nguyên nhân suy thoái của Mỹ là gì? Là do ‘ngạo mạn, sai lệch nhân sinh quan, hiếu chiến và ngu xuẩn’” - nhà báo viết.
Ông Pere Ortega cũng chỉ ra rằng, việc qua một đêm biến thành siêu cường độc tôn sau sự tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ đã sử dụng vị thế của họ không phải để thi hành trách nhiệm bảo đảm các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, mà để củng cố quyền lực và vị thế số 1 của họ.
Kết quả của lối hành xử này bộc lộ rõ qua tình hình ở Trung Đông-Bắc Phi. Việc được tự do hoạt động trong khu vực mà không phải cân nhắc gì về Liên Xô nữa, Hoa Kỳ đã tự biến mình thành “một ngọn đuốc cháy tàn”, do hậu quả những quyết định đơn phương sai lầm.
Các cuộc tấn công xâm lược và can thiệp quân sự vào Afghanistan, Iraq, lật đổ chính phủ ở Libya chỉ là một số trong hàng loạt hành động của Washington dẫn đến mất ổn định trong toàn vùng Bắc Phi và Trung Đông, dẫn đến những hệ quả khủng khiếp cho những khu vực này.
 
Mỹ đang dần đánh mất vị thế của mình sau các cuộc chiến và can thiệp quân sự đáng ngờ
Trong thời gian qua, Trung Đông và Bắc Phi đang trở thành lò lửa hỗn loạn vì sự hoành hành của những nhóm khủng bố - hậu quả phát sinh chính từ đường lối áp đặt Tự do - Dân chủ kiểu Mỹ, từ thói kiêu căng, ngạo mạn muốn thống trị tất cả của Washington.
Có thể khẳng định rằng, trong vai trò siêu cường độc tôn, Hoa Kỳ đã không mang lại sự bình ổn cho thế giới mà ngược lại, vô vàn những điểm nóng đã phát sinh từ những tư tưởng diều hâu của giới chức lãnh đạo, cùng với đó là hậu quả khủng khiếp mà Mỹ phải gánh chịu.
Kể từ năm 1992, người nhập cư từ các nước thuộc "thế giới thứ ba" bất đầu đổ vào Mỹ. Nợ quốc gia tăng nhanh hơn GDP (20.000 tỷ USD), thâm hụt thương mại lên tới 11.000 tỷ, nhưng chính phủ Mỹ vẫn ném hàng nghìn tỷ USD vào các cuộc chiến và can thiệp đáng ngờ.
Hiện nay, không ai còn có thể tin chắc 100% về cái gọi là “Hoa Kỳ là bá chủ thế giới”, sau sự nổi lên của Trung Quốc và sự hồi phục của một siêu cường: Liên bang Nga đã không còn là một đất nước yếu nhược như những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Vị chuyên gia này nhận định, một yếu tố nữa có thể khiến Mỹ mất vị thế độc tôn là việc ông Donald Trump đã thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vừa qua - nhân vật hẳn sẽ là không ném ra mọi nguồn lực của nước Mỹ để duy trì vị trí thống lĩnh toàn cầu đã mất.
Huy Bình

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

VAI TRÒ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI CỦA MỸ ĐÃ ĐÊN HỒI KẾT THÚC

 
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI CỦA MỸ ĐÃ ĐÊN HỒI KẾT THÚC
Bài viết cho rằng bản thân người Mỹ đã luôn gắn từ "sức mạnh" với vai trò lãnh đạo thế giới. Ngoài ra, đa phần người Mỹ đều cho rằng việc Mỹ lãnh đạo thế giới là một điều hiển nhiên và Mỹ sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò này. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của thế giới trong hơn chục năm gần đây, ví dụ sự hỗn loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, việc Nga thách thức trật tự ở châu Âu và sự trỗi dậy của Trung Quốc, đều có tác động to lớn đối với vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Vì thế, McLaughlin đã đưa ra câu hỏi: Trật tự thế giới trong sự chi phối của Mỹ liệu sắp trôi qua? Sức mạnh của Mỹ có phải sắp hết? Thực ra, câu hỏi kiểu như vậy trong những năm gần đây đã xuất hiện không ít trong giới học giả ở Mỹ.
1

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Mỹ mất thế độc tôn

Mỹ mất dần vị thế độc tôn
Trong bài viết “Châu Âu, Anh và Mỹ đang dần đánh mất ngôi vị đầu thế giới”, tác giả người Anh Freddy Gray - Phó Tổng biên tập Tuần san “The Spectator” đã đặt vấn đề: “Ai sẽ trở thành cảnh sát thế giới trong thế kỷ 21?”, đồng thời đưa ra những phân tích khá sâu sắc.
Theo Freddy Gray, vai trò lãnh đạo thế giới đã được Washington thử nghiệm nhưng kết quả khiến nhiều người Mỹ không bằng lòng.
Minh chứng là cỗ máy chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người đã hao tổn không biết bao nhiêu người và của vào các cuộc chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên, Afghanistan, Iraq nhưng không thu được thắng lợi nào.
Gần đây nhất là hành động can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Libya hay ngấm ngầm can dự vào cuộc nội chiến ở Syria đều vào năm 2011, là những tai nạn do chính Washington tự gây ra cho mình.
Theo đánh giá của chuyên viên nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách an ninh, đối ngoại của Mỹ Andrew Bacevich, “đại chiến Trung Đông” là một minh chứng để cả thế giới thừa nhận rằng, uy thế của một siêu cường thế giới đang bước vào quá trình suy sụp.
Nhà sử học người Mỹ nhấn mạnh rằng, Washington muốn quảng bá mô hình “Tự do, Dân chủ” kiểu Mỹ trên toàn thế giới, mang lại sự giàu có và bảo đảm an ninh cho dân chúng Hoa Kỳ, nhưng kết quả lại tự làm cho mình dần dần yếu đi.
Thời đại mà Mỹ chiếm địa vị độc tôn thế giới thế giới đang đi vào hồi kết, “kỷ nguyên đơn cực” sau chiến tranh lạnh sẽ nhanh chóng qua đi. Ưu thế địa vị siêu cường của Mỹ đang dần chấm dứt, bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21.
Một trật tự thế giới mới có thể gọi là “hậu đơn cực” đã xuất hiện. Tuy chưa thể xác định là thế giới sẽ đi vào trật tự đa cực nhưng trong trật tự mới này, mọi việc đều sẽ thay đổi.
Chuyen gia Anh: Ky nguyen thong tri cua My da cao chung
Mỹ đang đánh mất vị thế trong khi Nga và Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Obama áp dụng sách lược “lãnh đạo hậu trường” khiến cho phe phái bảo thủ mới phải lo lắng, khó chịu. Tuy nhiên, Obama vẫn thực sự mong muốn là nước Mỹ vẫn giữ được vị thế đã từng có của mình trên thế giới, song thái độ thì tỏ ra hoài nghi và do dự.
Nga-Trung trỗi dậy, trong khi EU đang suy yếu
Trung Quốc, một nước lớn mới trỗi dậy mà tham vọng quốc tế còn tiềm ẩn theo sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Còn với Nga, chúng ta thường cho rằng nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này đã lỗi thời và Moscow đang đánh mất vị thế của mình, nhưng Điện Kremlin lại đang khiến cho các cường quốc trên thế giới phải gánh chịu thất bại trong thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Do Nga sở hữu công nghệ và thiết bị, máy móc thông tin mũi nhọn hàng đầu thế giới, cùng với một số mối quan hệ chiến lược nên sức mạnh mềm của Điện Kremlin hiện tại đã đạt đỉnh cao nhất trong 30 năm qua.
Một biểu hiện rõ nét cho thấy Liên minh châu Âu chưa hề cải thiện được quá trình suy thoái của mình, khi mà khoản nợ kếch xù đang khiến cho EU gặp phải những khó khăn rất lớn, gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho tình hình chính trị của họ.
Các chính đảng theo chủ nghĩa dân túy (chủ nghĩa đại chúng), chống đối sự liên kết của châu Âu đang phát triển rất mạnh. Ngày 23 tháng 6, việc người Anh bỏ phiếu biểu quyết nhất trí rời khỏi EU đã gây sốc cả thế giới và gióng lên hồi chuông báo động đối với sự suy thoái của tổ chức này.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Trung quốc ,Philippines

 TRung Quốc Trung Quốc không nhượng bộ,Philippines
Ông Poling cho biết ,  muốn hòa giải thực sự mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia, Trung Quốc cần phải nhượng bộ nhiều hơn, ví dụ bỏ lại các tài nguyên ở một số đảo đá giáp với Philippines.
Nhưng đến nay, ông vẫn chưa nhận thấy bất kỳ tín hiệu nào trong vấn đề này từ phía Bắc Kinh.
Tổng thống Philippines chắc chắn không thể nhượng bộ về thềm lục địa cũng như vùng trời trên lãnh hải trong bất kỳ các cuộc đàm phán nào với Trung Quốc, đặc biệt khi PCA đã bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" của Bắc Kinh ở biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách "Đường 9 đoạn" do nước này áp đặt.

LÀNG KIM BÍ

HỘI NHỮNG NGƯỜI LÀNG KIM BÍ SỐNG VÀ LÀM VIỆC TẠI HÀ NỘI ;
Tôi Không nhớ vào những năm 1991 hay 1992 gì đấy hội đồng hương Kim Bị sống và làm việc ở Hà Nội tụ hội lần đầu tiên . Ngày ấy làn đầu tiên gặp nhau lên rất vui ví có nhiều người tôi nghe tên ,biết tuổi nhưng chưa một lần gặp măt . chính vây mà khi gặp nhau han huyên vui như vỗ òa quá khứ và hiện tai tình càm Quê.Khi đây Hội Đồng Hương Thông kê danh sách cả Làng Kim Bí có tới 34 gia đình sống làm việc ở Hà Nội . Trong số đó có những gia đình đã sống lâu ở Hà Nội như nhà ông Nguyễn Khắc Kỳ ,nhà ông Nguyễn Khắc Toàn , Nhà Ông phùng thế khoa , Nhà Ông Phùng thế Kha ,nhà ông Phùng hế Phân ,Nhà ông Phùng Thế Liêu... Các gia đinh ây con cái được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên có điều kiện và trưởng thành hơn.. Người Già Nhất hội hồi ấy là Ông Nguyễn Khắc Toàn Sinh năm 1922,Người trẻ nhất Hội là Ông Trương Văn Đàn Sinh năm 1965. Những năm đầu hoạt động hội rất xôi động ,hàng năm gặp nhau đầu Xuân chúc tất chúc thọ ,hỏi thăm gia cảnh của nhau ,gây quí hội hỏi thăm nhau khi ốm đau ,cưới xin , Ủng hộ quê hương khôi phục lại đường Làng , chùa triên ,Đình Làng. Hôi cũng làm được rất nhiều việc với Làng mặc dù hôi Viên đa số là công chức kinh tế ở một chừng mực nhất đinh nhưng đã dàng ra nhưng đồng tiên quí báu để tổ chức lễ Rước phật về Chùa Làng đầy Ý Nghĩa , Tham gia lễ Hội Đình mời các đoàn dâng hương có tiếng ở Hà Nội về làm Lế Thận hoàng ... . Đên Nay Hội trải qua 24 năm hoạt động Có Nhiều Việc làm Được, chưa làm được nhưng dù thế nào đi nữa cũng đã để lại dâu ấn tốt đẹp trong lòng những người Làng sống ở Hà Nội và Người ở Làng Kim Bí. Tới Ngày Hôm một số người lớn tuổi của hội đã ra đi ,như ông Nguyễn Khắc Toàn , Nguyễn Khắc Kỳ , Ông Phùng Thế Liêu , Ông Phùng Thế Phân ,Ông Trương Minh Đức, Nhưng lại rất có nhiêu người trẻ ở quê xuống Hà Nội làm ăn và sinh sống như Ông Phùng thế Tinh .VV.. Những Năm gần đây do điều kiện đi lại về quê thuận tiên lên nhiêu gia đình thường xuyên về quê về lễ hội Làng nên hội ít Tụ Hội việc gây cá quĩ không được thực hiện vì thế hoạt đông của hội lắng xuống. Hội Nhưng Người Làng Kim Bí ở Hà Nội vẫn găn bó và quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống . Với sức sống mới với nhiều thế hệ trẻ mới về Hà Nội làm ăn và sinh sống Tôi tin rằng Hội phát huy truyền thống của lớp cha ,anh xưa củng cố hội gắn kết và phát triên như xưa để thỏa mãn nhu cầu Đời sống tinh thần của những người Làng Kim Bí sinh sống và làm việc Ở Hà Nôi. Hôi sẽ có những ngày hội ngộ ở lễ hội Làng .