Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Tự Hào Về Những Người Con Họ Nguyễn

CHÚNG TA TỰ HÀO VÌ LÀ NGƯỜI CON HỌ NGUYỄN (BÀI PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT) Kính thưa ban nghị sự Hội “Người họ Nguyễn Việt Nam” Kính thưa các vị khách quí, các cụ, các ông, các bà, thưa tất cả các thành viên tới dự đại hội hôm nay. Sinh hoạt dòng họ đã trở thành nét văn hoá đẹp của người Việt Nam. Tâm nguyên của con người nói chung và nhất là con người Việt là nhớ về cội nguồn, muốn được tri ân công đức của cha mẹ, tổ tiên, nhất là khi đã được yên ấm, cuộc sống được no đủ, sung túc. Trong xã hội ngày nay, chúng ta phải lấy truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của dòng họ để thổi vào cho các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ một niềm tự hào, một niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, để từ đó xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, đây chính là mục đích của nét văn hoá các dòng họ trên đất nước Việt Nam này. Lịch sử nhân loại cũng như của dân tộc hay một dòng Họ đều có những cái tinh túy, dựa vào đó con cháu noi theo và để người ta giáo dục cho thế hệ hiện tại những phẩm chất về đạo đức làm người từ đó biết vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng nước Việt Nam hòa bình, dân chủ và thịnh vượng Họ Nguyễn Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời nhất ở đất nước Việt Nam. Bao người con của họ Nguyễn đã có công dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi và làm rạng danh nước Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư 2011 Nguyễn là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Ngoài Việt Nam, họ Nguyễn cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc đứng thứ 7. Tại Pháp thứ 54. Tại Hoa Kỳ xếp hạng thứ 57… Chúng ta tự hào vì có ông Tổ họ Nguyễn là Đức Thánh Tản Viên-Nguyễn Tuấn được coi là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong tứ bất tử. Truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh hết lòng vì nước vì dân đã được truyền tụng từ ngàn xưa đến nay, là biểu hiện ước vọng chiến thắng thiên tai, lũ lụt; cái thiện thắng cái ác. Truyền thống hết lòng vì dân, vì nước ở các danh nhân họ Nguyễn chạy xuyên suốt chiều dài Lịch sử của họ Nguyễn cũng như Lịch sử của nước Việt. Thời nhà Triệu, nhà Ngô có Nguyễn Danh Lang, Nguyễn Thước, Nguyễn Tất Tố . Thời nhà Đinh có Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ. Thời tiền Lê, nhà Lý có Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Quốc Sư - Nguyễn Minh Không Nhà Trần, nhà Hồ có Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh Thiền sư, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý, Nguyễn Biểu Nhà Lê sơ còn có người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông: "đứng vào bậc nhất một đời,... Người có công lao đứng đầu về việc giúp vua…". Nhà Mạc có Nguyễn Ngọc Liễn tức Mạc Ngọc Liễn. Nguyễn Kim là một danh tướng Việt Nam thời nhà Lê sơ và là người đặt nền móng cho sự thành lập nhà Lê trung hưng. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc tiếm ngôi. Ông giúp vua Lê tiến binh về nước dựng lên nhà Lê trung hưng. Ông được phong làm Thái sư, Hưng Quốc công, nắm giữ tất cả binh quyền. Tuy nắm giữ binh quyền nhưng một lòng phò tá nhà Lê mà không cướp ngôi. Nhà Lê trung hưng họ Nguyễn Cảnh có 4 đời đều là tướng tài: Nguyễn Cảnh Huy; Nguyễn Cảnh Hoan , Nguyễn Cảnh Hà, Nguyễn Cảnh Cống. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh có Nguyễn Hữu Dật , Nguyễn Hữu Tiến; Nguyễn Cứu Kiều, Nguyễn Nghiễm Thời Chúa Nguyễn có Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Danh, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Khoa Toàn ... Nguyễn Văn Thoại Thời Tây Sơn có người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ông là một thiên tài quân sự và cũng là một nhà chính trị kiệt suất trong lịch sử Việt Nam. Ông được sánh như Hoàng đế Napoleon của nước Pháp hay Washington của nước Mỹ. Ông đã đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm La và Mãn Thanh, bách chiến bách thắng. Từ khi bắt đầu làm tướng lúc 18 tuổi đến khi ông mất vừa tròn 40 tuổi chưa hề biết chiến bại là gì !!! Ông là người họ Nguyễn lập nên triều đại Nhà Tây Sơn. Họ Nguyễn Việt Nam tự hào vì có một tài năng xuất chúng đó là Nguyễn Phúc Ánh – Vua Gia Long người đã lập nên Nhà Nguyễn, thống nhất giang sơn, mở màng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam như ngày nay. Thời nhà Nguyễn có Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thái Học Và họ Nguyễn chúng ta càng tự hào vì có một người con vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc. Người đã mở ra một thời đại mới cho nước Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh. Người được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của thế giới. UNESCO đã tôn vinh Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa”. Tuần báo TIME của Hoa Kỳ bình chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Tờ Time 2000 đã nhận định Hồ Chí Minh là người đã góp phần "làm thay đổi diện mạo hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX" Thời đại Hồ Chí Minh không biết bao nhiêu các nhân kiệt như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, các tướng lĩnh như Tướng Nguyễn Sơn, đại tướng Nguyễn Chí Thanh… Và trong thời kỳ đổi mới của đất nước là Nguyễn Văn Linh… Họ Nguyễn Việt Nam tự hào với những danh nhân: “tài, hiếu học” Hậu duệ họ Nguyễn Việt Nam không chỉ tự hào về những danh nhân, danh tướng “tài, trung, đức” chạy xuyên suốt các triều đại trong lịch sử Việt Nam mà còn tự hào về sự hiếu học thành tài của biết bao người con họ Nguyễn đã làm nên nền Văn hiến Việt Nam. Trong danh sách trạng nguyên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội có 55 người thì họ Nguyễn đã chiếm 15 người. Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang. Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sỹ ở Việt Nam là Nguyễn Thị Duệ . Và các điển hình như Nguyễn Hiền, Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh Thiền sư. Nguyễn Trực, Nguyễn Phục - Đông Hải Đại Vương, Nguyễn Giản Thanh, Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm, đại văn hoà Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Trường Tộ … Và ngày nay đã xuất hiện hàng trăm tiến sỹ, viện sĩ, giáo sư người họ Nguyễn trong tất cả các lĩnh vực khoa học ở khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam… Họ Nguyễn Việt Nam tự hào với sự mở mang bờ cõi và thống nhất giang sơn của ông cha. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam chưa từng thấy trong lịch sử. Như các cuộc mở cõi vào các năm 1611 do chúa Nguyễn Hoàng, Năm 1623 do chúa Nguyễn Phúc Nguyên Năm 1653, 1658, 1679 do chúa Nguyễn Phúc Tần, Năm 1693, 1698, 1699 do chúa Nguyễn Phúc Chu Năm 1708, 1735 - 1739, do chúa Nguyễn Phúc Chú Năm 1755, 1757 do chúa Nguyễn Phúc Khoát Sát nhập Tây Nguyên do vua Minh Mạng năm 1830 Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mới mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã chính thức “sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa”, năm 1817, tuyên bố về hoạt động chủ quyền của Vương triều mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào phản đối hay có ý định tranh giành với ông. Đây là một trong những trang đẹp nhất, rạng rỡ và ngời sáng nhất của lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ riêng Việt Nam, mà cả thế giới đều biết. Giáo sư Trần Quốc Vượng trên tờ "Sông Hương" (Huế) vào năm 1987 đã viết" Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay". Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam của Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim có nói "Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta. Ấy cũng là một cái công lớn của ông Nguyễn Phúc Ánh vậy." Kỷ niệm 194 năm ngày mất của vua Gia Long và 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời, báo Nhân dân điện tử ngày 19/1/2014 đã đưa tin: “Sáng nay 19-1, tại Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc tổ chức lễ kỷ niệm 194 năm ngày mất của Vua Gia Long (1820-2014) - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và thống nhất bờ cõi của Việt Nam đầu thế kỷ 19; đồng thời kỷ niệm 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời (1804-2014)”. Bài báo cho biết: “Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị chúa Nguyễn thứ 10 cũng là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguyễn, người đã thống nhất toàn cõi Việt Nam sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, phân liệt. Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804, đến nay đã tròn 210 năm”. Trong thời đại Hồ Chí Minh việc giành lại độc lập, giữ dìn biên cương Hải đảo mà ông cha chúng ta đã dựng nên lại càng đòi hỏi nhiều hơn những tấm gương trí dũng của biết bao người con Việt. Người họ Nguyễn Việt Nam càng tự hào vì trong những tấm gương đó họ Nguyễn đã đóng góp hàng ngàn anh hùng, liệt sỹ…. Những dấu ấn của họ nguyễn còn lưu truyền mãi mãi Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế hoặc Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư sử học Việt Nam Phan Huy Lê nhận xét rằng: “Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.” Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804 của nhà Nguyễn, đến nay đã tròn 210 năm và sẽ trường tồn mãi mãi Tại Hà Nội Nhà Nguyễn đã để lại các di sản như toà Khuê Văn Các tại khu Quốc Tử Giám, nay đang được lấy là biểu trưng của Hà Nội, cột cờ Hà Nội, quần thể đền Ngọc Sơn: Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm mà không người Việt Nam nào quên được cả khi đi xa Tổ quốc. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mở ra thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam Văn Cao với bài Tiến quân ca - quốc ca của Việt Nam Nguyễn Hữu Tiến - Xứ ủy viên Nam Kỳ, là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam – lá cờ đỏ sao vàng. Chúng ta tự hào là người con họ Nguyễn ta càng có trách nhiệm phát huy truyền thống vì nước vì dân mà không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và giữ gìn bảo tồn những thành quả mà ông cha tta đã để lại. Một lần nữa kính chúc Hội nghị thành công, chúc các đại biểu khoẻ mạnh, hạnh phúc! Hà Nội, ngày 22/12/2014 P. Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Mỹ

Biển Đông

‘Thái độ bất ngờ của Mỹ ở Biển Đông khiến TQ sửng sốt’ thời điểm tháng 3 năm 2015, Mỹ đã bắt đầu có thái độ cứng rắn đối với các hoạt động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông và điều này đã khiến cho Bắc Kinh cực kỳ sửng sốt, đặc biệt là khi Trung Quốc chứng kiến Hoa Kỳ thay đổi giọng điệu trong các tuyến bố và hành động thực. Trung Quốc đang có những sách lược mới để đôi phó, biển đông nóng bỏng.

Thế Giới Ngày Nay

Thế Giới Năm 2015 này là năm kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã có những thay đổi chóng mặt. Các cựu đối thù đã từng không từ một loại vũ khí nào (để tấn công nhau) trên chiến trường, giờ lại coi nhau là đồng minh.Cùng Phát Triển và góp phần vào thây đổi diện mạo thế giới .

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Ba Vì Giầu Và Đẹp

Ba Vì Quê hương Ba Vì Giàu Và Đẹp, với địa lý có sông có đồng bằng có đồi có núi nên có cá có đường vận tải đường sông, có vựa lúa vàng ,có triền đồi trè,sơn ,săn,mit, cam,quít,vải nhãn ….có rừng gỗ cố nui đá, có đông thực vật quí hiếm.Ba vì là điểm du lich nổi tiêng của khu vục Hà Nội gồm các địa danh như Khu du lịch Long Việt,Khoang xanh Suối tiên,Thiên Sơn - Suối Ngà,Du lịch hồ Tiên Sa,Khu du lịch Đầm Long,Tản Đà Resort,Vườn quốc gia Ba Vì,Du lịch hồ Suối Hai,Khu di tích K9,Du lịch Ao Vua,Trang trại đồng quê Ba Vì. • Ba Vị Nhiều Nhân Kiệt,Xưa có Tản Viên Sơn (Nguyễn Tuấn ) Truyền Thuyết Trị Thủy ,Ngô Quyền Đai Vương Vơi Trận Bạch Đăng Giang, Phùng Hưng Đại Vương vơi Câu Chuyện Vật Hổ, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiêu vơi bài Thơ Nơi Thề Non Nước , Nguyễn Lân Vơi Bài Phú Ngã Ba Bạch hạch,Nguyễn sư Manh lương Quốc thượng thư,Nguyễn Si Tốt vơi bưc tranh Tiêng đàn Bầu.Ngày nay có thượng tướng thư Trưởng Phạm Tâm Long,Trung Tướng không quân Phương minh Hòa… • Những người Ba Vì có quyền Tự Hào về quê mình ,yêu quê mình,làm cho sư sống quê mình mạnh hơn hết. • Tôi cũng là ngươi Ba Vì cũng góp một sức nhỏ khơi nguồi chảy quê mình

Tạm Biệt Ngành Thuế

Tạm Biệt Thuế ! 31 năm sống và làm việc trong ngành thuế lúc chia tay không khỏi bùi ngùi ,bịn dịn . Ngày 9 tháng 3 năm 1984 mới nhập ngành với báo vất vả với nghiệp thuế , Đến Ngày 1 tháng 10 năm 2015 về hưu . Những Ngày Ấy : Đi công tác thời sơ khai băng chiếc xe đạp Hà Nội Bố Mẹ cho đi dong duổi khắp các doanh nghiệp , năm 1990 tích cóp mua được chiếc xe 91 cũ tầm phạm vi hoạt động rộng hơn ,1997 đổi chiếc xe 81 sang chiếc DREM Cuộc Đời đỡ vất và Hơn. Ở ,ban đầu nhà cửa không có phải lằm bàn tại công sở ( Sáng Dây Làm Việc Chiêu gắp Số sách xếp bàn ngủ ngay trên bàn qua đêm) ,đến năm 1986 có nhà Tập thể 6 người trong một phòng 16m2 Tít tận phòng 307 C3 Thanh Xuân bắc ,đạp xe đi cũng xa tắc đường nắng lôi vất vả ,1991 Được Phân Nhà Ở Hào Nam với 33 m2 sàn khép kín cả gia đình 4 người ở thế là đã lên đời. Công Việc Ư, những Năm đầu phải đi các huyện ngoai thành xa ,đạp xe đến phải ngủ lại một hai ngày là thường ,đến năm 1991 được theo dõi các đơn vị nội thành gần hơn và những năm 1996 và đến nay nêu đi đơn vị có xe đón hoặc đi Taxi cũng đỡ vất vả đỡ mưa gió. Công Việc Trước mới vào thì Quyển sổ với chiếc bàn tính gẩy lên gẩy xuống tinh tinh toán nhâm lẫn là thường , đến năm 1991 thì đã có may tinh 12 số của nhật bổn thế là hiên đai rồi . đến năm 2001 được trang bị hàng loạt máy tinh phần mềm ứng dụng thông tin bùng nổ vào biên bản, sỗ sách quản lý các số liệu được lập trình làm việc trôi chảy thông thoáng. Đến Ngày Nay Tin Học Là Quan Trong Không Biết không làm Được. Ăn Ngày Xưa Mới Đi Làm buổi trưa làm cái bánh Mỳ ngôi chố nào ăn chả được. gao thì tiêu chuẩn được 13KG đi xếp hàng đong đến vất vả , từ 1991 gạo bán tự do thích ăn bao nhiêu mua bây nhiêu thỏa mái hơn ,các thữc ăn thịt cá những năm 1985 đến 1991 mua phải phân phố mua được cũng khó, sau những năm đó thi mua thỏa mái, không biết ở đâu ra mà nhiêu thế . Nghỉ Ngơi Thu Hưởng Phúc Lơi Trước Những Năm 1991 Thi công Đoàn Cũng Lo cho Đây đủ đấy ,cũng đi biển ,Đồ Sơn ,Bái Cháy,Sầm Sơn … ,Đi lễ hội, chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy ,đền Thương ,cũng đi khăp nơi thưởng ngoạn phong cảnh quê hương đất nước , sau nhưng năm 9191 thì có điều kiện hơn đi dai hơn xa hờn , Nha Trang, Huế, Đà Nẵng ,Lạng Sơn… Thế Đấy 31 năm Ở ,Đi, Làm ,ăn, thụ hưởng cùng với đồng nghiệp với bạn bè để lai biết bao kỷ niệm ngọt bui, đăng cay vậy lúc chia tay sao không khỏi lưu luyên ,không khỏi bùi ngùi và kèm theo sự tiếc lối vì thời gian trôi đi nhanh quá . Ước Gì Thơi Gian trở Lai để ta sông Đẹp Hơn để lai nhiều kỷ niêm ấn tượng Hơn . Tạm Biệt .Tạm Biêt, Tạm Biệt Đồng Nghiệp , Tậm Biệt Công Việc , Tạm Biệt Thuế . Trở Về Với Cuộc Sống Bình di bên Vợ con Thân Yêu . Những Tháng Ngày , Những Năm Tháng Đã Đi Qua, Nhưng Ước Mơ Những Khát Vọng cái được cái mất Cung Đã Qua . Tạm Biệt Ngành Thuế.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Đến Tổng Cục Thuế

Đến Tổng Cục Thuế. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi tôi đên 18 Tam Trinh văn phòng Tổng Cục Thuế. Từ 187 Giảng Võ đi xe máy theo đường đê La Thành ,Ô Chợ Dừa, Kim Liên Mới ,Huỳnh Khắc Trân, Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn ,Tam Trinh . Đã Lâu Mới Đến Đây mọi thứ ở đây thay đổi nhiều .Tôi gửi xe máy và đi về phía văn phòng vào thang máy bấm tầng 6 là tới văn phòng ,hỏi lễ tân vào phòng chị Tào Thị Hoàng Anh vụ trưởng Vụ Hộ trơ tuyên chuyền . Chào Chị tôi ở cục thuế Hà Nội lên chị xin chứng chỉ Tư vân Thuế . Chị Tươi cười chào Tôi và cầm bộ hồ sơ xem và chị nói hồ sơ của anh thiêu quết đinh về hưu lên chưa thể làm được và trả lại hồ sơ . Thât buôn thế là hồ sơ lại chưa đầy đủ , tôi chào chị ra về .thế là mất công rồi .Tôi nghĩ đã lên đây rồi thi đi chơi mới anh bạn cũ trước hay làm việc với nhau hàn huyên một chút . Tôi vào Phòng Anh Nguyễn Trọng Hiệp Vụ phó vụ tổng hợp , Phòng Anh Phạm Thanh Tùng học Cùng Lớp chơi một chút ,ôn một chút về những kỷ niệm thời sinh viên . Ư, như thế lai thú vị . Mươi giời Tôi ra về vậy là lân đâu tiên đến Tông Cục Thuế Tưởng Là mất Công nhưng nhỡ thế lai được đi thăm thú hàn huyên với đồng Nghiệp thật tuyệt . Lân Đâu Tiên đến Tông Cục Thuế Là như Vậy. Trời nắng rát nhưng tâm trạng thật thỏa Mái

Những Người bạn đi bộ ven Hồ Đống Đa

Những Người bạn đi bộ ven Hồ Đống Đa. Họ là tất cả ,là tập hợp của mọi thành phần , là xã hội thu nhỏ . Có Thể là một chinh khách , có thể là một anh chạy xe ôm , có thể là một giao sư và cũng có thể là một anh buôn bán nhỏ. Họ có nguyên quán ở khắp mọi vùng miền . Họ tập hợp về Đây vói mục đich đi bộ dèn luyện thể chất để nâng cáo sức khỏe . Nên mọi người ra đây họ đều rất cởi mở và thỏa mái nói chuyện với nhau chan hòa. Buối Sang Bắt đầu từ 4h đã có ngươi lác dác ra hồ và đi đến 8h thì thưa dần . Buổi chiêu thì từ 16h00 cho đến 18h30 . Đi bộ rồi tụ lai bên bán đảo Đông Đa thư dãn nói chuyện phiếm . Chuyện thì đủ mọi chuyện từ chuyện trong nhà rồi ra xã hội . Chuyện tình hinh chinh tri, kinh tế ,văn hóa trong nước tới chuyện Thế Giới ở một Quốc Gia xa tit tận chân Trời. Tất Cả ,Tất Cả chỉ là đạt được mục đích thư giãn về thể xác và thư dãn về tâm hồn như thế là tuyệt quá rồi . Nhưng Người Bạn đi bộ ven hồ Đông Đa Của Tôi họ là những ngươi xa lạ về địa lý về công việc , về quan điểm ,về cuộc sông nhưng lai rất gần gũi nhau về tinh cảm . Hòa quện và thăng hóa.