Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Chúng Ta Có Quyền Tự Hào Về Dòng Họ Của Mình

CHÚNG TA TỰ HÀO VÌ LÀ NGƯỜI CON HỌ NGUYỄN(2014-12-23 06:15:00)

CHÚNG TA TỰ HÀO VÌ LÀ NGƯỜI CON HỌ NGUYỄN (BÀI PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT) 

          Kính thưa ban nghị sự Hội “Người họ Nguyễn Việt Nam”
Kính thưa các vị khách quí, các cụ, các ông, các bà, thưa tất cả các thành viên tới dự đại hội hôm nay.
    Sinh hoạt dòng họ đã trở thành nét văn hoá đẹp của người Việt Nam. Tâm nguyên của con người nói chung và nhất là con người Việt là nhớ về cội nguồn, muốn được tri ân công đức của cha mẹ, tổ tiên, nhất là khi đã được yên ấm, cuộc sống được no đủ, sung túc.
    Trong xã hội ngày nay, chúng ta phải lấy truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của dòng họ để thổi vào cho các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ một niềm tự hào, một niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, để từ đó xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, đây chính là mục đích của nét văn hoá các dòng họ trên đất nước Việt Nam này.
Lịch sử nhân loại cũng như của dân tộc hay một dòng Họ đều có những cái tinh túy, dựa vào đó con cháu noi theo và để người ta giáo dục cho thế hệ hiện tại những phẩm chất về đạo đức làm người từ đó biết vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng nước Việt Nam hòa bình, dân chủ và thịnh vượng
Họ Nguyễn Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời nhất ở đất nước Việt Nam. Bao người con của họ Nguyễn đã có công dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi và làm rạng danh nước Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư 2011 Nguyễn là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Ngoài Việt Nam, họ Nguyễn cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc đứng thứ 7. Tại Pháp thứ 54. Tại Hoa Kỳ xếp hạng thứ 57…
Chúng ta tự hào vì có ông Tổ họ Nguyễn là Đức Thánh Tản Viên-Nguyễn Tuấn được coi là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong tứ bất tử. Truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh hết lòng vì nước vì dân đã được truyền tụng từ ngàn xưa đến nay, là biểu hiện ước vọng chiến thắng thiên tai, lũ lụt; cái thiện thắng cái ác.

Truyền thống hết lòng vì dân, vì nước ở các danh nhân họ Nguyễn chạy xuyên suốt chiều dài Lịch sử của họ Nguyễn cũng như Lịch sử của nước Việt.

Thời nhà Triệu, nhà Ngô có  Nguyễn Danh Lang, Nguyễn Thước,Nguyễn Tất Tố .

Thời nhà Đinh có Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ.

Thời tiền Lê, nhà Lý có Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Quốc Sư - Nguyễn Minh Không

 Nhà Trần, nhà Hồ có Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh Thiền sư,  Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý, Nguyễn Biểu

Nhà Lê sơ còn có người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.  Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông: "đứng vào bậc nhất một đời,... Người có công lao đứng đầu về việc giúp vua…".
Nhà Mạc có Nguyễn Ngọc Liễn tức Mạc Ngọc Liễn.
Nguyễn Kim  là một danh tướng Việt Nam thời nhà Lê sơ và là người đặt nền móng cho sự thành lập nhà Lê trung hưng.
Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc tiếm ngôi. Ông giúp vua Lê tiến binh về nước dựng lên nhà Lê trung hưng. Ông được phong làm Thái sư, Hưng Quốc công, nắm giữ tất cả binh quyền. Tuy nắm giữ binh quyền nhưng một lòng phò tá nhà Lê mà không cướp ngôi.
Nhà Lê trung hưng họ  Nguyễn Cảnh có 4 đời đều là tướng tài: Nguyễn Cảnh Huy; Nguyễn Cảnh Hoan , Nguyễn Cảnh Hà, Nguyễn Cảnh Cống.
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh có Nguyễn Hữu Dật , Nguyễn Hữu Tiến; Nguyễn Cứu Kiều, Nguyễn Nghiễm 
Thời Chúa Nguyễn có Nguyễn Hữu Cảnh,  Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Khoa Danh, Nguyễn Khoa Chiêm,  Nguyễn Khoa Toàn ...Nguyễn Văn Thoại
Thời Tây Sơn có người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ông là một thiên tài quân sự và cũng là một nhà chính trị kiệt suất trong lịch sử Việt Nam. Ông được sánh như Hoàng đế Napoleon của nước Pháp hay Washington của nước Mỹ. Ông đã đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm La và Mãn Thanh, bách chiến bách thắng. Từ khi bắt đầu làm tướng lúc 18 tuổi đến khi ông mất vừa tròn 40 tuổi chưa hề biết chiến bại là gì !!! Ông là người họ Nguyễn lập nên triều đại Nhà Tây Sơn.
Họ Nguyễn Việt Nam tự hào vì có một tài năng xuất chúng đó làNguyn Phúc Ánh – Vua Gia Long người đã lập nên Nhà Nguyễn, thống nhất giang sơn, mở màng và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam như ngày nay. Thời nhà Nguyễn có Nguyn Văn Thành, Nguyn Huỳnh Đc, Nguyn Tri Phương, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thái Học 
Và họ Nguyễn chúng ta càng tự hào vì có một người con vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc. Người đã mở ra một thời đại mới cho nước Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh. Người được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của thế giới.UNESCO đã tôn vinh Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa”. Tuần báo TIME của Hoa Kỳ bình chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. TờTime 2000 đã nhận định Hồ Chí Minh là người đã góp phần "làm thay đổi diện mạo hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX"
Thời đại Hồ Chí Minh không biết bao nhiêu các nhân kiệt như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, các tướng lĩnh như Tướng Nguyễn Sơn, đại tướng Nguyễn Chí Thanh… Và trong thời kỳ đổi mới của đất nước là Nguyễn Văn Linh…
Họ Nguyễn Việt Nam tự hào với những danh nhân: “tài, hiếu học”
Hậu duệ họ Nguyễn Việt Nam không chỉ tự hào về những danh nhân, danh tướng “tài, trung, đức” chạy xuyên suốt các triều đại trong lịch sử Việt Nam mà còn tự hào về sự hiếu học thành tài của biết bao người con họ Nguyễn đã làm nên nền Văn hiến Việt Nam. Trong danh sách trạng nguyên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội có 55 người thì họ Nguyễn đã chiếm 15 người.
Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang. Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sỹ ở Việt Nam là  Nguyễn Thị Duệ .
Và các điển hình như  Nguyễn Hiền, Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh Thiền sư.  Nguyễn Trực, Nguyễn Phục  - Đông Hải Đại Vương, Nguyễn Giản Thanh, Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm, đại văn hoà Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Trường Tộ    Và ngày nay đã xuất hiện hàng trăm tiến sỹ, viện sĩ, giáo sư người họ Nguyễn trong tất cả các lĩnh vực khoa học ở khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam…
Họ Nguyễn Việt Nam tự hào với sự mở mang bờ cõi và thống nhất giang sơn của ông cha.
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam chưa từng thấy trong lịch sử. Như các cuộc mở cõi vào các năm 1611 do chúa Nguyễn Hoàng,
Năm 1623 do chúa Nguyễn Phúc Nguyên 
Năm 1653, 1658, 1679 do chúa Nguyễn Phúc Tần,
Năm 1693, 1698, 1699 do chúa Nguyễn Phúc Chu 
Năm 1708, 1735 - 1739,  do chúa Nguyễn Phúc Chú
Năm 1755, 1757 do chúa Nguyễn Phúc Khoát 
Sát nhập Tây Nguyên do vua Minh Mạng năm 1830
Theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mới mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã chính thức “sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa”, năm 1817, tuyên bố về hoạt động chủ quyền của Vương triều mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào phản đối hay có ý định tranh giành với ông. Đây là một trong những trang đẹp nhất, rạng rỡ và ngời sáng nhất của lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ riêng Việt Nam, mà cả thế giới đều biết.
Giáo sư Trần Quốc Vượng trên tờ "Sông Hương" (Huế) vào năm 1987 đã viết" Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay".
Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam của Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim có nói "Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta. Ấy cũng là một cái công lớn của ông Nguyễn Phúc Ánh vậy."
Kỷ niệm 194 năm ngày mất của vua Gia Long và 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời, báo Nhân dân điện tử ngày 19/1/2014 đã đưa tin: “Sáng nay 19-1, tại Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc tổ chức lễ kỷ niệm 194 năm ngày mất của Vua Gia Long (1820-2014) - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và thống nhất bờ cõi của Việt Nam đầu thế kỷ 19; đồng thời kỷ niệm 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời (1804-2014)”.
Bài báo cho biết:  “Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị chúa Nguyễn thứ 10 cũng là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguyễn, người đã thống nhất toàn cõi Việt Nam sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, phân liệt. Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804, đến nay đã tròn 210 năm”.
Trong thời đại Hồ Chí Minh việc giành lại độc lập, giữ dìn biên cương Hải đảo mà ông cha chúng ta đã dựng nên lại càng đòi hỏi nhiều hơn những tấm gương trí dũng của biết bao người con Việt. Người họ Nguyễn Việt Nam càng tự hào vì trong những tấm gương đó họ Nguyễn đã đóng góp hàng ngàn anh hùng, liệt sỹ….
Những dấu ấn của họ nguyễn còn lưu truyền mãi mãi
Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế hoặc Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư sử học Việt Nam Phan Huy Lê nhận xét rằng:
Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.”
Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804 của nhà Nguyễn, đến nay đã tròn 210 năm và sẽ trường tồn mãi mãi
Tại Hà Nội Nhà Nguyễn đã để lại các di sản như toà Khuê Văn Các tại khu Quốc Tử Giám, nay đang được lấy là biểu trưng của Hà Nội, cột cờ Hà Nội, quần thể đền Ngọc Sơn: Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm mà không người Việt Nam nào quên được cả khi đi xa Tổ quốc.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mở ra thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam
Văn Cao với bài Tiến quân ca - quốc ca của Việt Nam
Nguyễn Hữu Tiến - Xứ ủy viên Nam Kỳ, là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam – lá cờ đỏ sao vàng.
Chúng ta tự hào là người con họ Nguyễn ta càng có trách nhiệm phát huy truyền thống vì nước vì dân mà không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và giữ gìn bảo tồn những thành quả mà ông cha tta đã để lại.
Một lần nữa kính chúc Hội nghị thành công, chúc các đại biểu khoẻ mạnh, hạnh phúc!


                                        Hà Nội, ngày 22/12/2014
                                                 P. Chủ tịch Hội


                                                 Nguyễn Văn Mỹ

Không có nhận xét nào: