Lưu trữ Blog

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Chuyện Tinh Của Cố Tổng Bi Thư Nguyễn Văn Linh

Chuyện tình của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (kỳ 1) Tags: Bảy Huệ, Mười Cúc, Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn, Nam Bộ, Chị Bảy Huệ, tổng bí thư, lông mày rậm, đã gắn kết, đợt công tác, đồng chí, cảm thấy, đồng cảm, hai người, xứ ủy, chị Chuyen tinh cua co Tong Bi thu Nguyen Van Linh ky 1 Vợ chồng đồng chí Nguyễn Văn Linh - Ngô Thị Huệ. Ý tưởng, ước mơ, lẽ sống của anh cũng là của chị. Chị cảm thấy xúc động. Chưa lúc nào anh đứng gần chị như lúc này. Đôi mắt to đen dưới hàng lông mày rậm, gương mặt nghiêm nghị nhưng mỗi khi anh cười toát lên nét hồn nhiên, lạc quan... Mắt nhìn mắt, tay chị nắm chặt tay anh. Một mối đồng cảm thiết tha đã gắn kết hai người. Anh và chị đều cảm thấy mối đồng cảm ấy đã tiềm ẩn tự bao giờ. Đoàn tàu đưa các đồng chí ở nhà tù Côn Đảo về Sóc Trăng. Lúc này, Pháp đã chiếm Sài Gòn. Thay mặt Tỉnh ủy Bạc Liêu, chị Bảy Huệ đi đón các đồng chí ở Bạc Liêu bị bắt về, lần đầu chị được gặp anh Mười Cúc cùng với các anh Lê Duẩn, Lê Văn Sỹ, Phạm Hùng... Các anh đều ở Ban Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương. Chị Bảy Huệ không biết anh Mười Cúc đã để ý chị từ ngày ấy. Hồi chưa gặp nhau, anh đã nghe bạn tù Côn Đảo kể nhiều về chị. Những nét hiền dịu trên gương mặt chị ngay từ giây phút đầu đã làm rung động người con trai mồ côi cha mẹ, thiếu thốn tình cảm từ thuở ấu thơ. Năm 1946, chị gặp lại anh trong ngày chị đi họp Quốc hội khóa đầu tiên trở về. Được báo trước sẽ có giao liên ra đón ở ga xe lửa Sài Gòn, chị chưa vội xuống xe. Đưa mắt tìm người có ám hiệu, chị nhận ra anh Mười Cúc đang nhìn chị, mỉm cười. Để tránh con mắt mật thám, chị đi xa xa phía sau. Nhìn anh mặc chiếc quần soọc đen, chiếc áo sơmi ngắn tay, vai áo đã sờn, đầu đội nón nỉ như mọi người lao động Sài Gòn lúc ấy, chị chợt thấy thương anh. Chị lên xe kéo, anh đi xe đạp phía trước. Đến trước cửa một hiệu chụp ảnh, chị theo anh bước vào. Chủ nhà là chị Năm Bắc, cơ sở của Thành ủy, niềm nở tiếp đón. Anh Mười Cúc giới thiệu một cô giao liên với chị: - Chị theo cô này ra Chợ Lớn. Nói xong, anh đi ngay. Chiếc xe thổ mộ lọc cọc chạy khỏi chợ Bình Chánh, qua bến Phú Lâm, qua cầu An Lạc rồi dừng lại. Xuống xe, vừa rẽ qua căn nhà đầu đường, chị đã thấy có chiếc xuồng chờ... Lên bờ, chị đi bộ đến chợ Lý Văn Mạnh đang họp sát mé nước rồi rẽ qua rạch Chanh. Khi chị Bảy và cô giao liên vừa bước vào căn nhà nhỏ, anh Mười Cúc đã ngồi đấy. Anh mặc bộ đồ bà ba đen, trên cổ cột khăn rằn như nông dân ở đây. Không biết anh đi bằng cách nào và đến từ bao giờ. Chị thấy xúc động khi nghe anh ân cần dặn cô giao liên: - Các em sắp chỗ cho chị nghỉ để sáng mai đi sớm tránh máy bay. Tờ mờ sáng hôm sau, chị Bảy Huệ theo giao liên đi lên chiến khu Đồng Tháp Mười, đến Cơ quan Xứ ủy và Cơ quan Phụ nữ Nam Bộ. Chị đưa xấp thư anh Mười gửi Xứ ủy và Văn phòng Phụ nữ Nam Bộ. Chị Đoàn Kim Định chia riêng xấp của Xứ ủy và xấp của Phụ nữ Nam Bộ. Chợt chị Định kêu lên: - Có thư chị Bảy nè. Chị Định nhặt trong xấp thư chung ra một phong bì nhỏ, loại bì thường đựng thiếp, trên đề chữ chị Bảy Huệ bằng mực đỏ. Chị Bảy Huệ vội trả lời: - Tôi mới về, ai biết mà gửi thư? Chị Định: - Chị nhận không, hay để tôi mở coi. Chị Bảy Huệ vội vàng cầm lấy chiếc bì thư: - Không, để tôi coi thử. Tim chị đập rộn ràng. Qua nét chữ, chị đoán là thư anh Mười. Chị lấy làm lạ. Chị ở đấy cả buổi tối, lại cùng ăn cơm chiều, không nghe anh nói gì, anh lại gửi thư theo. Có điều gì anh không tiện nói? Chị hồi hộp đọc thư. Những hàng chữ đẹp nghiêng nghiêng rắn rỏi của anh đối với chị thật đột ngột, bất ngờ. Những lời anh viết ngắn gọn nhưng làm chị xúc động; “Mấy năm ở Côn Đảo, các đồng chí ở Vĩnh Long, Cần Thơ đã nhắc đến chị. Tôi gặp chị lần đầu khi chị thay mặt tỉnh Bạc Liêu đi đón... cho đến nay thấy trong lòng có tình cảm. Đây là lần đầu tiên, tôi có ý định xây dựng gia đình với chị, không biết ý chị thế nào?”. Mấy hôm sau, chị Bảy Huệ phải đi một đợt công tác ba tháng. Đến Bạc Liêu, chị viết thư ngay, sợ anh mong. Chị nói thật những suy nghĩ của mình: “Tôi đã nhận được thư anh nhưng thật lòng chưa nghĩ tới. Gia đình tôi nhà cửa bị Pháp đốt hết, đã dời về U Minh. Mẹ già đi sơ tán, tôi chưa có tin tức. Tôi ở tù ra rồi đi họp Quốc hội, chưa gặp được mẹ”. ...Sau đợt công tác mấy tháng, chị tìm về căn nhà cũ, chỉ gặp được người hàng xóm. Ngày hôm sau, đi bộ suốt một ngày, trời sắp tối, chị Bảy mới đến được nơi bà cụ sơ tán. Chị Bảy bước vào sân. Bà cụ chạy ra, chân đi bước thấp, bước cao, ôm chị khóc. Nhìn mẹ tóc bạc trắng, gầy ốm hơn trước, chị ứa nước mắt, nghĩ: “Mình chưa báo đáp được gì cho mẹ”. Mẹ con chuyện trò mừng mừng tủi tủi. Chị không kìm được nước mắt khi nghe mẹ kể: - May mà má sơ tán sớm chứ không cũng chết rồi. Các ông chức sắc Cao Đài ở chỗ mình vô chùa tụng kinh, Pháp đến chặt đầu mấy ông và đốt luôn chùa. Má thấy con còn sống, má mừng lắm. Tối hôm đó, má hỏi chị: - Con tính chuyện xây dựng gia đình ra sao? Năm nay con 27 tuổi rồi. Chị trả lời: - Chưa đâu má ạ. Con đã hỏi ý kiến gia đình đâu. Má chị nói ngay: - Ở đâu có tập thể thay mặt gia đình là được rồi. Vào đầu năm 1947, sau đợt công tác bốn tháng, chị mới về đến Cơ quan Phụ nữ Nam Bộ. Trông thấy cô Yến ở Văn phòng Hội Phụ nữ chở chiếc xuồng đầy trái cây, rau, gạo ra đón, chị Bảy Huệ hỏi ngay: - Có việc gì đấy em? Yến nhanh nhảu trả lời: - Có đám cưới đấy chị ạ. Chị Bảy ngạc nhiên: - Cưới ai thế em? Yến tủm tỉm cười: - Đám cưới chị. Lại một sự ngạc nhiên nữa. Chị Bảy hỏi: - Đám cưới chị với ai? - Đám cưới chị với anh Mười Cúc. Ngày mai làm lễ tuyên bố rồi, có cuộc hội nghị mà. Nghe dứt câu nói của Yến, chị bỗng thấy bực mình dù trong lòng đã có cảm tình với anh Mười. Chị nói với Yến: - Tui mới đi Hà Nội, lại đi công tác luôn bốn tháng nay. Không hỏi tui, sao cưới tui? Chị vừa bước vào cơ quan, mấy đồng chí xúm lại trêu: - Bà hứa với người ta rồi mà. Chị nhẹ nhàng trình bày: - Chuyện này không có đâu. Anh có hỏi tui đâu mà tui hứa. Tui đi rồi, anh mới gửi thư theo. Anh Nguyễn VănKỉnh cười, nói vui: - Đó là ông Mười chủ quan, tưởng là được rồi. Ngày hôm sau, cuộc họp Xứ ủy mở rộng vừa xong, chị Mười Thập hỏi anh Mười: - Sao, ngày mai có đám cưới không? Anh Mười Cúc trả lời: - Đấy là mấy anh đốc. Các anh thương cả hai người hai lần tù tội, lại nhiều tuổi rồi nên thấy có cuộc họp đông đủ, mới đốc vậy. Anh Quản Trọng Linh vốn biết tính chị Bảy nên cười giảng hòa. Hội nghị Xứ ủy tháng 5/1947 do anh Lê Duẩn chủ trì, có anh Trần Bạch Đằng và chị Hồ Thị Chí dự. Trong cuộc họp, chị Bảy Huệ được phân công về thành phố Sài Gòn phụ trách công tác phụ vận. Lúc này, anh Mười vẫn làm Bí thư Sài Gòn. Về thành phố, chị Bảy Huệ công tác cùng anh Mười Cúc. Quà cưới là một trăm trái gòn khô Đầu năm 1948, chị Bảy Huệ được bổ sung vào Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn. Sau cuộc họp ở nhà anh Ngô Liên, một đồng chí người Hoa ở gần cầu Chà Và, anh Mười Cúc nói riêng với chị Bảy Huệ: - Ta lên gác thượng nói chuyện một lúc. Hai người đứng trên gác thượng nhìn xuống. Cả thành phố phồn hoa náo động bên dưới. Hai người chú ý nhìn một cảnh tương phản: mấy người ăn xin, quần áo rách rưới lê lết bên đường, giữa sự giàu sang của phố xá ồn ào. Chị Bảy Huệ không nén được xúc cảm của mình: - Còn có những người như thế này, mình còn thoát ly gia đình đi làm cách mạng. Anh Mười Cúc xúc động nói: - Đúng vậy, chúng mình hy sinh và đấu tranh là để xóa bỏ những bất công, lầm than, để cho dân mình ấm no, hạnh phúc. Ý tưởng, ước mơ, lẽ sống của anh cũng là của chị. Chị cảm thấy xúc động. Chưa lúc nào anh đứng gần chị như lúc này. Đôi mắt to đen dưới hàng lông mày rậm, gương mặt nghiêm nghị nhưng mỗi khi anh cười toát lên nét hồn nhiên, lạc quan. Chị muốn nhìn ngắm anh mãi. Anh tâm sự: - Anh thấy rằng khi đã gắn đời mình với cách mạng thì tình yêu, hạnh phúc của mình thuộc tầng lớp nghèo, đều trải qua tù tội, thấm thía nỗi đau của riêng mình với nỗi đau của dân tộc. Những điểm giống nhau đó sẽ giúp chúng mình dễ cảm thông nhau, sẽ biết sống và hy sinh cho nhau. Mắt nhìn mắt, tay chị nắm chặt tay anh. Một mối đồng cảm thiết tha đã gắn kết hai người. Anh và chị đều cảm thấy mối đồng cảm ấy đã tiềm ẩn tự bao giờ. Một ngày tháng 5/1948, lễ tuyên bố giữa anh Mười Cúc và chị Bảy Huệ được tổ chức nhân một cuộc Hội nghị Thành ủy mở rộng. Tối hôm ấy sáng trăng. “Tiệc cưới” là bữa cơm đơn giản ở nhà một đồng chí thân quen ở Gòn Xoài, nay thuộc Bình Chánh, TP HCM. Các đồng chí về dự Hội nghị và một số bà con sống gần đấy chia vui cùng anh chị. Anh Lê Văn Sỹ, em rể chị Bảy Huệ và cũng là người bạn tù thân thiết ở Côn Đảo của anh Mười Cúc, thay mặt Xứ ủy về dự và làm chủ hôn. Anh chở bằng xuồng về món quà cưới rất đặc biệt: một trăm trái gòn khô, đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười. Cây gòn mọc hai bên đường Đồng Tháp Mười nhắc nhở những ngày gian khổ ở chiến khu Đồng Tháp. Anh Lê Văn Sỹ cho anh chị trái gòn để làm đôi gối cưới nhưng lúc đó không có vải may áo gối. Hơn nữa, chỉ ba hôm sau là mỗi người đi công tác mỗi nơi, làm gì có nơi ở ổn định mà may gối. Một đêm trăng tròn ở huyện Bình Chánh. Vườn chanh trên bờ ao đang mùa ra hoa. Những cây chanh cao tới ngực, lá lòa xòa. Ánh trăng tràn qua cửa sổ. Gà đã gáy sáng mà câu chuyện tâm tình tưởng chừng như không dứt được. Chị đã khóc khi nghe anh Mười kể về tuổi thơ cơ cực của mình. Cha anh làm nghề dạy học, rất nghèo. Mẹ chạy chợ góp thêm chút đỉnh vào tiền lương ít ỏi của chồng. Lên 4 tuổi, anh đã mồ côi cha. Gánh nặng nuôi 3 chị em, một mình mẹ lo toan. Chị gái anh bị bệnh, qua đời vì thiếu thuốc. Nhiều hôm nhà hết gạo, mẹ tìm trong nhà, không có vật gì đáng giá để cầm, để bán nên phải vay mượn hàng xóm. Tết đến, không có tiền trả nợ, mẹ con ôm nhau khóc. Ba ngày sống bên nhau qua nhanh như một giấc mơ. Chị lên đường đi dự Hội nghị phụ nữNam Bộ. Anh trở lại nhiệm vụ Bí thư Thành ủy với bao gian lao, khó khăn đang chờ đợi. Nhưng từ đây, hai người đã có nhau, cùng vượt qua gian nan, vất vả trong cuộc sống gia đình cũng như trên bước đường công tác. Theo Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh - (ANTG

Không có nhận xét nào: